Đau nửa đầu sau là căn bệnh rất nhiều người gặp phải. Nhưng họ lại bỏ qua và chủ quan về căn bệnh này.

Theo các bác sĩ cho biết, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác mà bạn chưa biết.

Cùng Thuận Phong theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về bệnh nhé!

Đau nửa đầu sau là bệnh gì?

Đau nửa đầu sau là cơn đau thường xuất hiện ở vùng sau đầu và cổ gáy. Khi cơn đau ập tới, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở cổ gáy, lan tới đỉnh đầu và hai bên thái dương, gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Nếu đây chỉ là triệu chứng nhất thời thì có thể là do cơ thể của bạn bị mất sức, suy  nhược, không được nghỉ ngơi đầy đủ. Cho nên bạn đừng quá lo lắng, mà hãy nghỉ ngơi đầy đủ thì cơn đau sẽ chấm dứt.

Tuy nhiên, đau nửa đầu sau có thẻ trở thành một căn bệnh mãn tính như: Cơn đau kéo dài, mức độ đau sẽ tăng dần từ nhẹ đến trung bình, nhưng ít gây cảm giác nhói như đau ở vùng thái dương hoặc đau nửa đầu trước.

Nếu tần suất đau nửa đầu sau xuất hiện khoảng 15 lần trong 11 tháng và nó kéo dài trong 3 tháng liên tiếp, thì có thể bạn đã mắc phải bệnh đau đầu mãn tính. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm nhất trong trường hợp này.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu sau và các triệu chứng

Nguyên nhân gây ra đau nửa đầu trực tiếp

Nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng đau nửa đầu sau là do căng thẳng, giảm áp lực nội sọ.

Các cơn đau thường kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày và thường có triệu chứng như cảm giác bị thắt chặt ở phía sau đầu, vai gáy, lưng trên, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. Cơn đau thường xảy ra khi làm việc quá sức, thiếu ngủ, mệt mỏi, vận động sai tư thế hoặc bỏ bữa.

Giảm áp lực nội sọ cũng là một nguyên nhân khác gây ra đau nửa đầu. Khi dịch não tủy bị rò rỉ, làm áp suất nội sọ bị thấp, có thể gây nên các cơn đau nửa đầu sau.

Các triệu chứng bao gồm đau tăng nặng khi ngồi thẳng, đứng, di chuyển, tập luyện thể dục thể thao, ho hoặc hắt hơi, và có thể kèm theo nôn mửa.

Nguyên nhân gây ra đau nửa đầu gián tiếp

Ngồi sai tư thế trong thời gian dài có thể gây ra đau nửa đầu sau. Khi cổ phải vươn nhoài ra trước hoặc cúi gập xuống, lưng cong sẽ dồn trọng lượng lên các nhóm cơ, gây ra các cơn đau và nhức mỏi.

Lạm dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn cũng có thể dẫn đến đau nửa đầu sau. Việc sử dụng lâu dài có thể khiến cơ thể bị nhờn thuốc và làm giảm hiệu quả, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan.

Các bệnh lý về đốt sống cổ như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… cũng là nguyên nhân gây ra đau nửa đầu sau. Chấn thương ở vùng này có thể tạo ra áp lực lên các dây thần kinh.

Chọc dò tủy sống, chứng đau đầu vận mạch (Migraine) và đau thần kinh chẩm cũng là những nguyên nhân tiềm tàng của đau nửa đầu sau. Triệu chứng thường bao gồm nhức đầu, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, buồn nôn, ói mửa.

Các trường hợp thường gặp đau nửa đầu

Thường cơn đau nửa đầu sau thường xảy ra trong một số trường hợp sau:

  • Người lao động chân tay thường xuyên vác vật nặng, gây ra các chấn thương cho vùng cổ, vai, gáy.
  • Những người làm các công việc ngồi lâu một chỗ trong thời gian dài khiến cho các cơ xương khớp kém linh hoạt, gây ra các bệnh đau nhức.
  • Người cao tuổi do hệ thống dây chằng, đốt sống trong cơ thể bị yếu gây ra áp lực cho các dây thần kinh sau gáy.
  • Phụ nữ trong và sau thời kỳ sản sẽ có sự thay đổi về trọng lượng cơ thể, gây chèn ép lên các đốt sống cổ, làm tăng tỷ lệ đau nửa đầu. Ngoài ra, việc cho bé bú sữa sai tư thế cũng có thể khiến các mẹ dễ gặp các cơn đau vùng cổ, vai, gáy.
  • Những người đã từng gặp chấn thương ở vùng cổ, vai, gáy cũng dễ bị đau nửa đầu.

Cách phòng ngừa đau nửa đầu sau

Để giảm đau nửa đầu sau, người bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ trong không gian yên tĩnh.
  • Học cách quản lý căng thẳng trong công việc và cuộc sống.
  • Bổ sung đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày.
  • Đảm bảo chế độ ngủ nghỉ khoa học, thời gian đi ngủ và thức dậy đều đặn.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giữ lượng đường huyết ổn định.
  • Dành thời gian thư giãn hàng ngày với các sở thích cá nhân.
  • Sử dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ như châm cứu, mát xa, tham vấn tâm lý.
  • Tập luyện thể dục, thiền để giảm mức độ và tần suất đau nửa đầu.
  • Hạn chế các tác nhân kích thích, như rượu bia, mùi hương gây dị ứng, căng thẳng…

Các triệu chứng đau nửa đầu có thể được cải thiện, nhưng với trường hợp mãn tính thì khó khăn hơn. Vì vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách trị đau nửa đầu sau

Nếu đau nửa đầu sau không phải do bệnh lý thì có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu do bệnh lý thì cần theo chỉ định của bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm:

  • Ngủ đủ giấc, ít nhất 7 tiếng/ngày theo khuyến cáo của CDC.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, ăn đủ bữa.
  • Thực hiện các liệu pháp thư giãn như thiền, tập thể dục nhẹ nhàng, châm cứu, massage.
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng các loại thuốc khác.
  • Giảm căng cơ bằng cách nghỉ giải lao thường xuyên khi làm việc máy tính, sửa dáng ngồi.
  • Việc tuân thủ điều trị và giữ gìn sức khỏe là vô cùng quan trọng để giảm triệu chứng đau nửa đầu.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nếu gặp các trường hợp sau:

  • Cơn đau nửa đầu trở nên nghiêm trọng hơn và không giảm bớt dù đã dùng thuốc giảm đau.
  • Có sốt cao.
  • Thị lực và thính lực bị suy giảm.
  • Bị co giật.
  • Suy giảm trí nhớ.

Những dấu hiệu này cần được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, không nên để tự điều trị tại nhà.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *