Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tê tay trái, nhưng thường người bệnh thường chủ quan về bệnh. Vậy liệu rằng tê tay trái có dẫn đến nguy hiểm cho người bệnh không?
Cùng Thuận Phong Med tìm hiểu xem lý do và cách chữa trị trong bài viết dưới đây nhé!
Tê tay trái là bị gì?
Thông thường, hiện tượng tê tay trái do nằm bị sai tư thế khi ngủ, ở trường hợp này thì chỉ cần thời gian ngắn sẽ tự hết.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, tê tay trái diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại mà không do nằm sai tư thế, bạn cần đến bệnh viện để khám và điều trị.
Dưới đây là một số lý do gây ra bệnh lý:
Nhồi máu cơ tim
Khi người bệnh trong một cơn nhồi máu cơ tim, dẫn đến mạch vành bị tắc nghẽn, khiến cho lưu lượng máu giàu oxy đến tim. Một số triệu chứng thường gặp của cơn đau tim như:
- Khó thở
- Đau, tức ngực dữ dội
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Tim đập nhanh
- Đổ mồ hôi lạnh
- Cơn đau từ ngực trái lan lên cổ, hai vai và cánh tay.
Nếu người bệnh mắc phải những triệu chứng trên cần được cấp cứu ngay lập tức.
Cảnh báo đột quỵ
Đột quỵ có thể gây tê ở một số vùng trên cơ thể và thường nó chỉ nằm một bên, bị tê tay trái cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo.
Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, khiến cho não không nhận đủ lượng máu và oxy để hoạt động bình thường.
Một số dấu hiệu đột quỵ khác cần chú ý như:
- Khó giữ thăng bằng
- Khó phối hợp tay chân
- Yếu cơ
- Khó nói
- Đau đầu
- Chóng mặt và lú lẫn
Các vấn đề về cột sống
Nếu cột sống gặp các vấn đề như: Thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống đốt sống cổ cung có thể gây chèn ép dây thần kinh ở cổ. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh tê cánh tay trái.
Các dấu hiệu thường đi kèm như:
- Đau hoặc cứng cổ
- Co thắt cơ
- Chóng mặt
- Yếu cơ
- Nhức đầu
Các vấn đề về thần kinh
Tê tay trái có thể do các nguyên nhân liên quan đến dây thần kinh, bao gồm:
- Hội chứng ống cổ tay, do áp lực tăng lên trong dây thần kinh giữa ở cổ tay.
- Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay, là mạng lưới các dây thần kinh ở vai.
- Bệnh thần kinh ngoại vi do biến chứng bệnh tiểu đường hoặc thiếu hụt vitamin B1 hoặc B12.
- Dây thần kinh bị chèn ép do một số mô khác đè lên.
- Hội chứng lối thoát ngực, do chấn thương hoặc kích thích dây thần kinh hoặc mạch máu ở cổ dưới và ngực trên.
Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể bao gồm cảm giác ngứa ran, nóng rát, yếu cơ, và phản ứng lạ khi chạm vào (quá mẫn cảm hoặc không cảm thấy).
Chấn thương làm tê tay trái
Một số chấn thương ở cánh tay trái, như vết bỏng hoặc gãy xương, có thể làm tổn thương các dây thần kinh chịu trách nhiệm về cảm giác, dẫn đến tê tay trái.
Nếu nghi ngờ bị gãy xương, cần phải thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
Lưu thông máu kém
Một số người có vấn đề với các động mạch và tĩnh mạch, dẫn đến lưu thông máu kém và tình trạng tê, ngứa ran ở cánh tay trái. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Da nhợt nhạt hoặc hơi xanh.
- Lông chân hoặc móng chân mọc chậm hoặc không mọc.
- Vết loét ở phần dưới cơ thể chậm lành
- Da mỏng, giòn, bóng
- Lạnh ở chân và bàn chân
Bệnh đa xơ cứng
Tê cánh tay trái có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh đa xơ cứng, một rối loạn ảnh hưởng đến não và tủy sống. Nếu bệnh gây tổn thương thần kinh, có thể dẫn đến mất cảm giác ở cánh tay. Các triệu chứng khác của bệnh đa xơ cứng bao gồm:
- Các vấn đề về thăng bằng và phối hợp.
- Chóng mặt.
- Cực kỳ mệt mỏi.
Bệnh Lyme
Bệnh Lyme là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, thường lây lan qua vết ve cắn. Nó có thể gây ra triệu chứng tê tay trái. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Phát ban.
- Nhức đầu.
- Đau nhức cơ thể.
- Cứng cổ.
- Sốt.
- Sưng hạch.
- Liệt mặt.
Ngộ độc chì
Ngộ độc chì xảy ra khi nuốt hoặc hít phải chì, thường tìm thấy trong sơn, nước và các đồ gia dụng khác, đặc biệt là những đồ cũ.
Mức độ nhiễm độc chì cao ở người lớn có thể gây tê tay trái, tay phải hoặc chân. Các dấu hiệu khác bao gồm:
- Miệng có vị kim loại.
- Chuột rút.
- Nôn mửa.
- Thay đổi hành vi.
- Nhức đầu.
- Mệt mỏi.
- Yếu cơ.
- Sụt cân.
Cách điều trị bệnh tê tay trái tại nhà
Nếu bạn bị tê tay trái ở mức độ nhẹ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác, bạn có thể thử các phương pháp điều trị tại nhà sau đây:
- Sử dụng túi chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm tê.
- Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vùng bị ảnh hưởng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi.
- Kéo dãn hoặc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn.